Tuy nhiên,ànhlâmnghiệpViệtNamcótiềmnăngthamgiathịtrườngcarbonrừtaxi kiên giang để tham gia thị trường carbon cần nhiều thời gian và nguồn lực hỗ trợ để xây dựng, đàm phán và triển khai các thỏa thuận trao đổi tín chỉ. Hiện nay, một số tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài đã sớm tiếp cận, đề xuất với Việt Nam để đàm phán thỏa thuận mua bán, trao đổi, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải, tín chỉ carbon của rừng.
Điển hình là Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ được ký kết giữa Bộ NN-PTNT và Ngân hàng Thế giới từ năm 2020 nhằm chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 kết quả giảm phát thải ở 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018 - 2025 và nhận về số tiền là 51,5 triệu USD. Theo đó, khoảng 95% lượng giảm phát thải chuyển nhượng này được sử dụng cho đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Đến nay, WB đã thanh toán 41,2 triệu USD (tương đương 80% kết quả giảm phát thải đã ký kết).
Để tiếp tục huy động nguồn thu từ bán tín chỉ carbon rừng, Cục Lâm nghiệp đã xây dựng đề xuất tham gia sáng kiến Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF).
Đây là một trong những chương trình giảm phát thải vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ đã được thể chế hóa đầu tiên tại Ý định thư được ký kết giữa đại diện của 2 bên là Bộ NN-PTNT và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) trong khuôn khổ của Hội nghị COP26.
Theo đó, dự kiến Việt Nam chuyển nhượng 5,15 triệu tín chỉ giảm phát thải từ rừng khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ giai đoạn 2022 - 2026 với đơn giá dự kiến là 10 USD. Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng này cũng vẫn được Việt Nam sử dụng để đóng góp vào NDC. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang tích cực chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để đàm phán và đi đến ký kết Thỏa thuận.
Cục Lâm nghiệp cũng đang phối hợp với Công ty Lâm nghiệp SK xây dựng đề xuất dự án giảm phát vùng trung du, miền núi phía bắc. "Chúng tôi cũng ghi nhận thông tin nhiều địa phương cũng đã chủ động xây dựng đề án, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép được thí điểm dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng tại địa phương như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai",ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, cho biết.
Có thể thấy rằng nhu cầu trao đổi, chuyển nhượng, thương mại hóa tín chỉ carbon rừng ở trong nước đang có xu hướng phát triển mạnh. Đây là một xu thế tất yếu trong khi trên thế giới, thị trường này đã hình thành từ nhiều năm rồi. Cục Lâm nghiệp cũng đang nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tín chỉ carbon rừng của toàn quốc nhằm khuyến nghị việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng cho toàn quốc.