Bet 168

Đó là một trong những lần tổ chứclivestream b&aacut traveloka

【traveloka】Mỗi lần 'chốt đơn' doanh số hơn trăm triệu đồng

Đó là một trong những lần tổ chức livestream bán hàng của Tường Thảo (28 tuổi) ngay ở vườn trồng các loại nông sản tại tỉnh Lâm Đồng.

Rời thành phố về quê bán nông sản

Tường Thảo sinh ra và lớn lên ở Lâm Đồng. Ngay từ nhỏ,ỗilầnchốtđơndoanhsốhơntrămtriệuđồtraveloka Thảo đã quen với việc làm nông và buôn bán cây trái trong vườn của mẹ. Tốt nghiệp THPT, Thảo theo học ngành kỹ sư hóa ở Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Sau khi ra trường, Thảo làm việc tại một phòng thí nghiệm về hóa, đồng thời học tiếp văn bằng 2 ngành kinh tế của Trường ĐH Kinh tế - Luật.

Kinh doanh thời đại số: Mỗi lần 'chốt đơn' doanh số hơn trăm triệu đồng  - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Tường Thảo trong một lần livestream bán nông sản

PHẠM HỮU

Sở hữu 2 bằng ĐH nhưng Thảo quyết định nghỉ việc tại phòng thí nghiệm, về quê làm nông nghiệp. "Thời điểm dịch Covid-19, tôi nhận thấy xu hướng của nhiều người đã thay đổi. Mọi người chú trọng hơn đến các loại thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe và thích mua sắm trực tuyến, nên tôi nghỉ việc về quê bán rau sạch và phát triển nông nghiệp địa phương", Thảo kể lại.

Về quê, Thảo xin vào làm cho HTX Vườn nhà Đà Lạt ở vị trí đóng gói rau với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Nhưng sau đó Thảo nhận thấy các công việc ở HTX quá thuần thủ công và truyền thống. "Thế là tôi đề xuất việc bán hàng trực tuyến trên nhiều kênh, nhất là sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, lúc đó lãnh đạo HTX từ chối vì lo sẽ gặp nhiều rủi ro khi bán lẻ thông qua hình thức trực tuyến", Thảo chia sẻ.

Vậy nhưng Thảo vẫn kiên trì với ý tưởng chuyển đổi số trong kinh doanh nông sản. Ban đầu, Thảo lập các kênh mạng xã hội cá nhân với mục đích quảng bá nông sản Đà Lạt. Không ngờ, chỉ với một video Thảo đăng trên kênh TikTok đã thu hút hàng chục ngàn lượt xem. Những video tiếp theo lượng tương tác càng tăng và có thêm nhiều người hỏi mua sản phẩm.

"Đầu tiên, hàng tôi bán được là những sản phẩm sấy khô, nhưng số lượng rất ít. Tiếp đến tôi thử đăng tải hình ảnh về những trái ớt Đà Lạt, không ngờ nhiều người quan tâm, hỏi mua số lượng rất lớn. Thế là được đà tôi "lấn sân" sang bán hàng qua mạng", Thảo nói.

Thay đổi để bắt kịp xu hướng

Bắt tay vào việc chuyển đổi, Thảo xây dựng lại nội dung thông tin các mặt hàng nông sản của HTX trên website, fanpage và kênh cá nhân. Đồng thời cô thay đổi thói quen làm kế toán, tính toán thu chi thủ công trước đây bằng các phần mềm trên máy tính.

Kinh doanh thời đại số: Mỗi lần 'chốt đơn' doanh số hơn trăm triệu đồng  - Ảnh 2.

Những dụng cụ đơn giản để bán hàng của Thảo

PHẠM HỮU

Một ngày giữa tháng 10, chúng tôi đã theo chân cô gái này để tìm hiểu về việc ứng dụng chuyển đổi số trong bán hàng nông sản. Cứ gần trưa, một mình Thảo lên xe máy đi 40 km từ HTX đến vườn của các hộ nông dân ở H.Lâm Hà (Lâm Đồng) để livestream bán hàng. Lần này, Thảo chọn vào vườn hồng của một nông dân có liên kết với HTX. Trên chiếc bàn nhỏ, Thảo mở máy tính xách tay, điện thoại kèm giá đỡ rồi một mình ngồi tương tác với khách mua hàng trực tuyến.

Ngồi trong nhà vòm, trước màn hình điện thoại, miệng cô gái nói không ngớt, tay trái cầm nông sản đặc trưng của Đà Lạt, còn tay phải liên tục bấm bàn phím máy tính để "chốt đơn". Ngoài ra cô cũng phải đi tới lui bên những cành hồng treo gió mỗi khi khách yêu cầu được xem từng sản phẩm.

"Xin chào mọi người, hôm nay Thảo có mặt tại vườn để giới thiệu về sản phẩm hồng giòn của Đà Lạt. Sau lưng Thảo là vườn hồng chín cây kèm hồng treo gió đã đến ngày thu hoạch. Hôm nay Thảo có nhiều quà tặng dành cho anh chị nào nhanh tay "thả tim", bấm "like" nhé…", Thảo mở đầu livestream một cách niềm nở.

Sở dĩ Thảo chọn thời gian giữa trưa để livestream vì đây được đánh giá là "giờ vàng" của những người hay lướt mạng. Tiêu chí livestream để tạo được niềm tin, thu hút nhiều khách hàng nhất, với Thảo là sự tự nhiên, không gian mộc mạc ngay tại vườn trồng.

Kết thúc buổi livetream khoảng 3 tiếng đồng hồ ở vườn hồng, Thảo khoe đã đạt doanh số hơn 100 triệu đồng, "quét" gần hết nông sản trong lần thu hoạch đó.

"Có lần tôi ngồi cạnh cây ớt, ai kêu hái quả nào thì tôi hái quả đó và ăn tại chỗ để chứng tỏ sản phẩm sạch", Thảo vui vẻ kể lại và cho biết lần đầu livestream trong vườn ớt, chỉ sau 1 tiếng rưỡi đồng hồ đã đạt doanh số 100 triệu đồng.

Thảo cho biết những lần livestream bán nông sản trước đây của cô đều đạt doanh số cao, thông thường vào khoảng 90 - 150 triệu đồng/buổi livestream. Trong đó, phiên phát trực tiếp đạt doanh số kỷ lục của Thảo là 250 triệu đồng với hơn 2 tấn ớt được bán ra. Trung bình mỗi tháng Thảo livestream và quay video khoảng 20 ngày, theo mùa vụ ở vườn.

Thảo chia sẻ: "Bà con nông dân thường chỉ biết trồng trọt, vẫn còn xa lạ về mạng xã hội và bán hàng trực tuyến. Sau này, mọi người mới biết thì ra nhỏ "khùng" giữa trưa nắng ngồi livestream là đang bán hàng cho mình. Ai cũng vui vì bán hàng nhanh, được giá cao hơn trước. Một số bà con hiện giờ đã học được cách tự lập kênh, bán hàng trực tuyến".

Bà Hứa Thanh Thảo, một nông dân ở H.Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết trước kia bà trồng hoa ở vườn, sau đó chuyển đổi trồng các loại củ, quả và chỉ biết bán cho thương lái. Bà hầu như không biết đến mạng xã hội là gì. Tuy nhiên, từ khi Thảo xuất hiện, vườn trở nên tươi mới, mở ra nhiều kênh phân phối và lượng tiêu thụ nông sản cũng tăng mạnh hơn. Do vậy bà luôn hồ hởi đón Thảo xuống tận vườn phát trực tiếp.

Bà Lương Thị Yến Vân, Giám đốc HTX Vườn nhà Đà Lạt, cho biết trước kia chỉ bán nông sản qua kênh phân phối sỉ, mối hàng quen lâu năm. Kể từ khi Nguyễn Thị Tường Thảo về làm việc đã thay đổi tư duy lãnh đạo cũng như các hộ nông dân rất nhiều. Thảo mở được thêm kênh bán lẻ hầu hết sản phẩm của bà con nông dân có liên kết với HTX. Chỉ chưa đầy 1 năm mà mảng bán lẻ này đã chiếm khoảng 1/4 doanh số so với bán sỉ. Giờ đây, những nông sản Đà Lạt của HTX bán ra cũng đã đến được nhiều vùng trên cả nước. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap