TheếnsựngàyUkrainetậptrungchặnđườngtiếptếcủkq bóng đá hôm nayo tờ The Wall Street Journalngày 12.10, bên cạnh việc tấn công lực lượng Nga ở tiền tuyến, Ukraine còn tiến hành một chiến dịch thứ 2 và rất quan trọng là phá hủy các tuyến hậu cần, trung tâm chỉ huy và kho đạn của đối phương ở hậu phương.
Trong khi các binh sĩ Ukraine tìm cách đột phá phòng tuyến của Nga ở phía nam và phía đông, đồng đội của họ đang dùng đạn dược do phương Tây cung cấp nhằm vào đường tiếp tế của Nga, với hy vọng làm suy yếu và rồi chia cắt đối phương.
Việc đạt được những mục tiêu thiết yếu trên chiến trường phụ thuộc vào việc lực lượng mặt đất của Ukraine tiến đủ xa để đặt thiết bị của Nga vào phạm vi tấn công.
Xem nhanh: Ngày 595 chiến dịch, viện trợ Mỹ cho Ukraine không 'vô hạn; tranh cãi vũ khí phương Tây trong tay Hamas
Ukraine đang sử dụng pháo, rốc két, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa để tấn công, nhưng hầu hết đều có tầm bắn hạn chế. Lực lượng Nga cũng đang nỗ lực tấn công khu vực hậu cần của Ukraine.
Tuy nhiên, Ukraine có thể sẽ có một loại vũ khí mới, tầm bắn xa để nhắm vào các tuyến hậu cần xa hơn của Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã cam kết với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Washington sẽ cung cấp một số lượng hạn chế Hệ thống Tên lửa chiến thuật Lục quân ATACMS, có tầm bắn lên đến 300 km.
Theo giới quan sát, nhận thức rõ nguy cơ này, Nga đã bắt đầu xây dựng các tuyến đường sắt mới xuyên lãnh thổ mà nước này đã giành quyền kiểm soát, trong trường hợp Ukraine tìm cách phá hủy những tuyến đường sắt mà Moscow hiện sử dụng để vận chuyển hàng tiếp tế.
Bên cạnh đó, Moscow cũng hỗ trợ lực lượng của mình từ Crimea. Một quan chức Ukraine cho rằng tuyến đường sắt mới mà Nga đang xây dựng tới Mariupol nếu hoàn thành sẽ giảm bớt áp lực đối với nguồn tiếp tế từ Crimea, và gia tăng mối đe dọa cho quân đội Ukraine.
Tên lửa ATACMS sẽ mang đến sức mạnh gì cho Ukraine?
Ukraine ngăn nhóm đột nhập ở Sumy
Trang Kyiv Independentngày 12.10 đưa tin lực lượng Ukraine tại tỉnh Sumy đã ngăn chặn nhóm trinh sát gồm 8 binh sĩ Nga tiến về phía các cơ sở hạ tầng quan trọng tại tỉnh này.
Theo trung tướng Serhiy Naiev thuộc quân đội Ukraine, các binh sĩ của nước này đã bắn vào "nhóm phá hoại", gây thương vong và buộc chúng rút lui, trong khi phía Ukraine không có tổn thất.
Lực lượng Nga đã rút khỏi tỉnh Sumy vào tháng 4.2022, sau khi quân đội Nga được điều động ở phía bắc Ukraine. Tuy nhiên, Nga vẫn thường xuyên tấn công tại tỉnh này kể từ đó, trong đó có 286 vụ nổ được ghi nhận trong ngày 11.10.
Hãng TASS ngày 12.10 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng nước này đã phá hủy một trạm tác chiến điện tử và một kho đạn dược của quân đội Ukraine tại khu vực Kherson, khiến đối phương tổn thất 50 binh sĩ tại đây trong vòng 24 giờ trước đó.
Mùa đông không dễ dàng cho Ukraine với hệ thống năng lượng đầy thương tích
Ngoài ra, phía Nga cho rằng Ukraine còn tổn thất một khẩu pháo D-30 và 11 xe cộ tại khu vực này.
Ukraine và Nga chưa bình luận về những thông tin trên của đối phương.
Đan Mạch, Cộng hòa Czech hỗ trợ Ukraine
Bộ Quốc phòng Đan Mạch ngày 12.10 thông báo rằng nước này sẽ hợp tác với Cộng hòa Czech cung cấp cho Ukraine xe bọc thép và các loại vũ khí khác từ dây chuyền sản xuất và kho dự trữ của Cộng hòa Czech trong những tháng tới
Trong gói đầu tiên của khoản viện trợ mới được công bố, Ukraine sẽ nhận khoảng 50 xe chiến đấu bộ binh và xe tăng, 2.500 súng lục, 7.000 súng trường, 500 súng máy hạng nhẹ, 500 súng bắn tỉa, thiết bị giám sát và tác chiến điện tử cũng như một lượng đạn pháo chưa xác định.
Bộ Quốc phòng Czech cho biết 2 nước đều kỳ vọng rằng nguồn cung trong tương lai cũng sẽ bao gồm 500 súng máy hạng nặng, 280 khẩu pháo, 7.000 vũ khí chống tăng, 10.000 quả lựu đạn, 60 súng cối và hệ thống chống UAV.
"Đây là khoản viện trợ thiết bị đáng kể mà Ukraine có nhu cầu và được thực hiện trên cơ sở hợp tác giữa Đan Mạch và Cộng hòa Czech", theo Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Lund Poulsen.
Nhà Trắng: Viện trợ hiện có cho Ukraine không phải "vô hạn"
Dựa trên kế hoạch đã thống nhất, Ukraine sẽ nhận vũ khí từ các công ty quốc phòng Cộng hòa Czech, trong khi chính phủ Đan Mạch sẽ phụ trách chi phí. Thứ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Czech Daniel Blazkovec cho biết việc hợp tác với Đan Mạch sẽ cho phép hỗ trợ tiếp tục đối với Ukraine không chỉ trong vài tháng tới mà còn sang năm 2024.
G7 đối phó Nga
Theo Reuters, liên minh do G7 dẫn đầu đang nỗ lực nhằm đảm bảo việc áp trần giá dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga được thực thi hiệu quả, theo thông cáo của G7 được đưa ra bởi chính phủ Anh.
Nhóm này gồm các nước Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý. Trong thông cáo chung đưa ra sau cuộc họp tại Ma Rốc của các quan chức tài chính và ngân hàng các nước thành viên hôm 12.10 tại Ma Rốc, G7 cho biết sẽ theo dõi sát sao việc áp trần giá dầu và sẽ có biện pháp thực thi hiệu quả.
Ngoài ra, G7 khẳng định sự ủng hộ không nao núng đối với Ukraine.
Trước đó vào cùng ngày, Mỹ đã áp đặt các lệnh cấm vận đối với 2 công ty vận tải biển vi phạm lệnh áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng.
Thiếu viện trợ Mỹ, Ukraine lo không thể trả lương công chức, giáo viên
Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận đối với Lumber Marine, công ty vận tải có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), vì vận chuyển dầu thô có giá trên 75 USD/thùng từ cảng Nga sau khi mức trần được áp dụng.
Công ty thứ 2 là Ice Pearl Navigation Corporation của Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ cấm vận vì vì vận chuyển dầu thô của Nga có giá trên 80 USD/thùng. Việc được thêm vào danh sách cấm vận của Mỹ có thể cản trở 2 công ty tham gia các giao dịch dầu mỏ toàn cầu.