Xung đột giữa Hamas và Israel đã buộc ông Blinken phải tới khu vực hai lần trong khoảng thời gian ngắn. Phía Mỹ phải hiện diện ngoại giao trực tiếp như vậy ở khu vực này bên cạnh những tuyên cáo chính sách liên quan vì cam kết giúp Israel đảm bảo an ninh và vì mục tiêu tăng cường vai trò và ảnh hưởng tới diễn biến,ácbiệtquanđiểmganhđuavaitrò60 là tỉnh nào tới kịch bản kết thúc xung đột và tới trật tự, cục diện chính trị an ninh ở khu vực sau đó.
Chặng thăm ngắn nhất nhưng cũng khó khăn nhất đối với ông Blinken là Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều là đồng minh quân sự trong NATO và mối quan hệ giữa hai nước này hiện không đến nỗi bất hòa sâu sắc nhưng ông Blinken bị phía Thổ Nhĩ Kỳ tiếp đón rất lạnh nhạt. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ chối tiếp ông Blinken. Những cuộc trao đổi của ông Blinken với đại diện chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nặng về xã giao thuần túy.
Đấy là hệ lụy khó tránh khỏi bởi sự bất đồng quan điểm sâu sắc và rõ ràng giữa hai nước này về Israel. Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel thật ra đã được cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua nhưng lại nhanh chóng trở nên không êm ấm từ sau sự bùng phát của cuộc xung đột hiện tại giữa Hamas và Israel mà cốt yếu là Thổ Nhĩ Kỳ phản đối việc Israel mở rộng xung đột sang Dải Gaza. Trên phương diện này, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển sang theo quan điểm, thái độ của đại đa số quốc gia Ả Rập trong khu vực.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn không muốn để Mỹ độc quyền ảnh hưởng ở đây. Bản thân Thổ Nhĩ Kỳ cũng theo đuổi tham vọng có ảnh hưởng đủ mức để tác động tới Israel, trung gian hòa giải giữa Israel và Hamas, kiến tạo việc chấm dứt chiến sự và có được vai trò quyết định tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực này.